Điều Trị Táo Bón Cho Trẻ Cực Kỳ Đơn Giản Mẹ Đã Thử Chưa?

Táo bón là một bệnh hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy như giảm số lần đại tiện bình thường, gặp khó khăn và đau khi vệ sinh. Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân… Mẹ cần có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

NIrWi70eruJSJn33yC -

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Chế độ ăn uống thiếu nước, thiếu chất xơ

Một nguyên nhân rất phổ biến gây táo bón là sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, thiếu chất xơ do ăn ít rau-củ-quả. Đặc biệt đối với trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến con bị táo bón.

Trẻ không tiêu hóa được sữa công thức

Thông thường, các bé được nuôi bằng Sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón hơn so với các bé uống sữa công thức. Một số bé gặp vấn đề trong việc hấp thụ sữa công thức và đó là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Vì vậy, mẹ nên chú ý và tìm hiểu chuyển sang nhãn hiệu sữa phù hợp cho con.

LWSeiKbTnHEOQCUQeJ XCXb0aFwBxzbFg2q0NO8bgTMbsBgdbRYboZXZF1bG4Li3t8Vt5OFybVgWXzQtKqp58daZfopVD70BQXhlWoY DSf38OBFWfYp656Eyuv7XqFg 56ImfN3 -

Bé bị bệnh hay do các vấn đề sức khỏe

Trẻ dễ bị táo bón khi gặp các vấn đề về sức khỏe có thể do con bị bệnh về cường giáp, đại tràng, bệnh đái tháo đường,…hoặc do kích ứng với các loại thực phẩm.

Nguyên nhân khác

Việc ít vận động, trì hoãn việc đi đại tiện cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh táo bón ở trẻ.

Cách điều trị trẻ bị táo bón

Cho trẻ uống thêm nước

Ngoài việc cho con bú Sữa mẹ, mẹ có thể cho bổ sung thêm nước cho trẻ. Việc có đủ chất lỏng giúp phân của bé trương nở hơn và di chuyển trong ruột dễ dàng hơn.

Bổ sung chất xơ và chế độ ăn

Khi trẻ đã có thể ăn dặm và việc bổ sung nước không thể làm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ, mẹ nên thử bổ sung thêm các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng như rau lang, táo,…. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé trở nên mềm và dễ đi tiêu hơn.

Lưu ý về sữa công thức

Lựa chọn loại sữa phù hợp và pha sữa đúng cách vô cùng quan trọng, không tránh nguy cơ táo bón mà còn giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn

Ngâm nước ấm và massage

Với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể áp dụng cách ngâm nước ấm cho con. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần. Đồng thời, massage vùng bụng là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.

Vệ sinh cá nhân

Tạo thói quen cho trẻ đi đại tiện đều đặn và đúng giờ. Hướng dẫn và khuyến trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ bị táo bón.

Đưa trẻ đi khám

Khi nhận thấy tình trạng táo bón của bé kéo dài mà không có sự cải thiện, mẹ nên đưa con đi khám để có cách điều trị khoa học và hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp, Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Do đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất khi trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Có được sức khỏe tốt, bé sẽ có điều kiện tốt để phát triển toàn diện nhất. Quan tâm thiên thần nhỏ từ những điều nhỏ nhất đối với cha mẹ là không bao giờ dư thừa!

 

Rate this post
0915453057