Đẩy Lùi Dứt Điểm Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái hoàn toàn tĩnh, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nên dân gian quen gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Tuy nhiên, nếu chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

-

Triệu chứng mồ hôi trộm ở trẻ biểu hiện như thế nào?

Mồ hôi trộm là hiện tượng rối loạn bài tiết mồ hôi, thường xảy ra trong khi ngủ. Mồ hôi ra rất nhiều, ra mồ hôi như tắm gây ướt quần áo, đệm, ga trải giường, hiện tượng ra mồ hôi này không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Ra mồ hôi trộm khiến trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Trẻ đổ mồ hôi trộm dù ngủ dậy với mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ không giống biểu hiện đổ mồ hôi do nóng nực.

Cần phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

– Do sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Đẩy lùi chứng mồ hôi trộm ở trẻ bằng đông y

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mồ hôi trộm, theo lý luận y học cổ truyền: khi các nguyên nhân gây bệnh từ tà khí bên ngoài (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) hay các nguyên nhân gây bệnh bên trong (vui, giận, lo, buồn, nghĩ kinh sợ) làm ảnh hưởng đến hoạt động công năng của khí đều có thể xuất hiện chứng ra mồ hôi trộm

Y học cổ truyền cũng chỉ ra rằng: thận chủ về cốt tủy nên thận suy yếu sẽ làm cho xương khớp đau nhức, đau lưng, mỏi gối. Mặt khác thận âm hư sẽ làm cho tân dịch trong cơ thể bị thiếu, biểu hiện người gày gò, cảm giác nóng bức, khô khát, tiểu vàng, táo bón, ra mồi hôi trộm.

Y học cổ truyền nói can thận cùng một nguồn, can tàng huyết, thận tàng tinh, âm của can thận tư sinh lẫn nhau. Can âm sung túc thì tàng ở thận, thận âm vượng thịnh thì nuôi cho can. Can thận âm dịch không đủ gây choáng váng ù tai, bể tủy không đủ thì sinh hay quên. Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa phù lên thì gò má đỏ hồng, nhiệt bức dịch tiết ra thì mồ hôi trộm.

Cách trị mồ hôi trộm cho bé bằng đông y là phương pháp hiệu quả nhưng cũng rất an toàn với sức khỏe của trẻ do được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên và sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc với công dụng trị bệnh từ gốc.

 

Rate this post
0915453057