Hồi trước em có xin được 1 mẹ mấy bài về sức khỏe để chăm sóc cho con, thấy trên diễn đàn mình cũng nhiều mẹ hỏi thăm về tình trạng tiêu hóa của con. Em đăng bài này để các mẹ tham khảo khi bé bị đi ị nhé.
Chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh.!!
Hình ảnh bị lỗi khi đăng trên diễn đàn, các mẹ có thể đọc phần lời diễn giải, nếu mẹ nào cần hình ảnh nữa thì mail cho e, e sẽ gửi bản word cho ah.
Nhiều cha mẹ hoang mang vì tính chất và màu phân của bé bỗng nhiên thay đổi.
Dưới đây là hình ảnh tham khảo về màu phân của bé bú mẹ, bú bình hoặc mới ăn dặm. Từ đó, giúp bạn nhận biết đâu là kiểu phân bình thường hay bất thường ở bé. Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Nếu lo lắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận.
1. Phân của bé sơ sinh: meconium
Phân màu xanh – đen, dính như nhựa đường (hoặc dầu nhớt xe máy) trong những ngày đầu tiên khi bé chào đời, gọi là meconium. Meconium được cấu thành từ nước ối, chất nhầy, tế bào và những chất không thể tiêu hóa trong bụng mẹ.
Khoảng 2-4 ngày sau, phân sáng và ít dính hơn. Màu phân thay đổi khi bé bú mẹ (bú bình) và hệ tiêu hóa tốt hơn.
2. Bé bú mẹ, khỏe mạnh
Nếu bú mẹ hoàn toàn, phân có màu vàng (hoặc hơi xanh), như kem (hoặc mù tạc). Nếu phân của bé xanh hơn thì có thể do mẹ ăn đồ lạ. Nếu bé không mắc kèm theo những triệu chứng khác thì bạn không cần quá lo.
Nếu phân có màu xanh lá cây nhẹ, sủi bọt (trông giống như tảo) thì có thể do bé bú nhiều lớp sữa đầu (lớp sữa ít kalo, tiết ra ngay khi bé bú) mà thiếu lớp sữa sau (nhiều chất béo). Có nghĩa là bạn không cho con bú lâu ở mỗi bên ngực.
3. Bé bú bình, khỏe mạnh
Phân sền sệt màu vàng chanh, có lẫn những hạt màu nâu, vàng – nâu hoặc xanh – nâu. Phân có mùi hăng hơn ở bé bú mẹ.
4. Khi bé được bổ sung sắt
Nếu được bổ sung sắt, phân của bé có màu xanh đen hoặc đen hoàn toàn. Nhưng nếu phân có màu đen mà không phải do bổ sung sắt, bạn nên cho bé đi khám ngay vì có thể nguyên nhân là do chảy máu đường ruột.
5. Bé ăn dặm
Nếu bé sử dụng bột gạo ngũ cốc, chuối nghiền nhuyễn thì “đầu ra” cũng thay đổi.
6. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết
Thỉnh thoảng, bé đi tiêu lẫn với những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết nên phân pha trộn nhiều màu đỏ, cam và nâu. Nguyên nhân có thể do bé chưa nhai đã nuốt hoặc những mảnh thức ăn to quá, không tiêu hóa kịp.
Nếu bé liên tục đi tiêu ra thức ăn mảnh, bạn nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo thức ăn phải được hấp thu và tiêu hóa đúng.
7. Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu dạng phân lỏng, nhiều lần trong ngày. Phân có màu vàng, xanh hoặc nâu.
Tiêu chảy có thể do nguyên nhân từ nhiễm khuẩn hay dị ứng. Nếu tiêu chảy nặng, không được bù nước thì dễ bị mất nước. Hãy đưa đi khám nếu bé dưới 3 tháng mắc tiêu chảy; tiêu chảy dài hơn 1 ngày…
8. Táo bón
Nếu phân cứng, giống đá cuội thì có thể bé đang mắc táo bón. Ngoài ra còn những dấu hiệu khác là bé đau đớn khi đi tiêu, đi tiêu ra máu…
Một hay hai cục phân dạng sỏi thì không đáng lo nhưng nếu trên hai cục dạng sỏi hoặc bé đi tiêu ra máu thì cần đưa bé đi khám. Táo bón có thể do thức ăn dặm hoặc phản ứng với sữa công thức. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé uống thêm nước lọc, nước lê, mận ép để dễ “đi”.
9. Phân lẫn màng nhầy
Chất nhầy có thể do bé bị dị ứng hoặc nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, bạn nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân.
10. Phân màu máu đỏ tươi
Nguyên nhân có thể là:
– Dị ứng protein trong sữa.
– Táo bón nặng làm rách hậu môn.
– Tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Nên đưa bé đi khám ngay khi bé đi tiêu ra máu. Nguyên nhân khác có thể do chảy máu trong ruột.