Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Nôn Trớ

Các mẹ mới sinh con đang gặp khó khăn khi thấy con mình nôn trớ nhiều mà không biết làm gì. Vòng qua các diễn đàn mình tổng hợp được một số thông tin về chăm sóc Trẻ sơ sinh nôn trớ, chia sẻ lên đây cho các bạn cùng biết

Nôn trớ là hiện tượng diễn ra phổ biến ở Trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở Trẻ sơ sinh.
Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc trẻ:

  • Các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no: Ở Trẻ sơ sinh dạ dày còn nằm ngang, các cơ tâm vị hoạt động chưa hiệu quả nên dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ. Đặc biệt là khi trẻ bú quá no, ăn quá nhiều làm thức ăn dễ trào nên thực quản gây nên tình trạng nôn trớ.
  • Cho trẻ bú sai tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách: bú sai tư thế khiến sữa trong dạ dày khó tuần hoàn dễ gây nôn trớ. Ngoài ra bú sai tư thế và bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú dẫn đến dạ dày đầy hơi gây nôn trớ.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay: Trẻ vừa ăn no xong đã đặt nằm ngay khiến thức ăn bị trào lên thực quản gây nên nôn trớ
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt: quấn tã chặt gây áp lực lên dạ dày dẫn đến việc thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản gây nôn trớ

Do trẻ mắc bệnh nội khoa:

  • Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy,chậm nhu động ruột.
  • Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp: Như viêm phổi, viêm phế quản, ho khan, ho có đờm dễ làm trẻ nôn trớ. Khi bé bị ho đờm, cơ thể bé sẽ bị kích ứng tạo cảm giác buồn nôn để đẩy đờm ra. Ngoài ra khi ho không khí cũng dễ dàng theo vào làm mở cơ dưới thực quản khiến thức ăn dễ dàng đẩy lên và hình thành nên các đợt nôn tiếp.
  • Trẻ bị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, vậy nên khi hệ thần kinh bị tổn thương thì các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ tiêu hóa vậy nên dễ kích thích phản xạ nôn.

Do trẻ mắc bệnh ngoại khoa:

  • Trẻ bị nôn do mắc các dị tật đường tiêu hóa như hẹp môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản. Đây là các nguyên nhân khiến Trẻ sơ sinh nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh.
  • Do trẻ bị tắc ruột, xoắn ruột: bệnh này thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, táo bón, đi ngoài có máu…

2. Cách xử trí khi Trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Vỗ nhẹ vào hai bên lưng cũng là cách xử trí tốt khi trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ đang bị nôn trớ, các mẹ lấy khăn lau miệng cho trẻ sau đó quấn khăn lên cổ để đề phòng trẻ nôn tiếp. Không xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn trớ.

  • Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để tránh trẻ bị sặc chất nôn, dịch nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm. Ngay sau đó các mẹ cần phải làm sạch chất nôn trong miệng trẻ.
  • Các mẹ khum tay vỗ nhẹ vào hai bên lưng trẻ nhằm trấn an tinh thần đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
  • Khi trẻ hết cơn nôn, bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm hoặc nước oresol từng thìa nhỏ hoặc cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
  • Giúp trẻ ngủ cũng là một cách giảm nôn trớ, cho bé hồi phục sau khi nôn.

Nên đọc: “Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh”

3. Cách chăm sóc Trẻ sơ sinh bị nôn trớ
– Nếu Trẻ sơ sinh nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách thì cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, tiếp tục theo dõi trẻ ở nhà.

– Nếu trẻ bị nôn trớ do bệnh lý thì cha mẹ cần cần giải quyết nguyên nhân và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách chăm sóc để hạn chế nôn trớ ở Trẻ sơ sinh:

– Các mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không nên cho trẻ bú quá no. Sau khi bú xong không nên cho trẻ nằm ngay, phải đợi khoảng 15 phút rồi mới cho trẻ nằm. Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế sao cho đầu và người bé nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi đối diện với núm vú, mẹ cần ôm sát và đỡ mông trẻ sao cho miệng bé ngậm sát vào vú tránh trường hợp bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

– Nên cho bé bú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải để lượng sữa dễ dàng tuần hoàn không gây trào ngược dạ dày.

– Khi bé bú xong các mẹ nên bế bé đứng lên và vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi được tránh tình trạng đầy hơi ở dạ dày gây nôn trớ.

– Với trẻ bú bình thì cha mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để tránh tình trạng khí theo vào dạ dày gây đầy hơi dẫn đến nôn trớ.

– Cha mẹ nên massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. Và học cách massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

– Nếu đã sử dụng các phương pháp trên mà tình trạng nôn trớ ở Trẻ sơ sinh không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như: sốt, quấy khóc liên tục, co giật, dịch nôn có màu bất thường, nôn ra mật xanh, mật vàng,… thì cha mẹ nên cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến,thường không nguy hiểm. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên theo dõi và có các biện pháp khắc phục nôn trớ ở Trẻ sơ sinh giúp trẻ phát triển toàn diện.

 

Rate this post